Nội Dung
- Tại sao phải mang chăn gối nệm khi bé nhập viện?
- Yếu tố dịch truyền, kim tiêm trên chăn gối nệm của trẻ:
- Vấn đề vệ sinh khi ăn uống, ngủ nghỉ đều trên giường bệnh:
- Đắp chăn cho bé khi nhiệt độ phòng quá lạnh:
- Trải nệm nằm trên sàn khi phòng bệnh quá tải:
- Nằm riêng chăn gối nệm tránh bệnh truyền nhiễm:
- Trẻ nằm 1 tư thế quá lâu sẽ nhức mỏi:
- Ngoài ra, phụ huynh hãy bình tĩnh khi bé cần nhập viện, viết ra danh sách cần chuẩn bị:
Tại sao phải mang chăn gối nệm khi bé nhập viện?
Yếu tố dịch truyền, kim tiêm trên chăn gối nệm của trẻ:
Trẻ nằm viện thường tiếp xúc với dịch truyền, kim tiêm mỗi ngày không tránh khỏi những vết dơ ra drap khi Y Bác sĩ thao tác chích thuốc, thăm khám. Bé nằm trên bộ chăn nệm cá nhân nhỏ gọn sẽ dễ dàng vệ sinh, thay mới.
Vấn đề vệ sinh khi ăn uống, ngủ nghỉ đều trên giường bệnh:
Trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, ăn không tiêu, nhiều trường hợp ăn uống, nôn trớ ra gối nệm. Một số bé nhỏ phải thay tã ngay tại giường.
Mỗi ngày bộ phận phục vụ phòng chỉ thay drap trung bình 1 lần. Phụ huynh có thể yêu cầu thêm nhưng không chủ động được kịp thời. Lúc nhân viên đến thay Drap thì con đã ngủ,..Nệm gối riêng sẽ dễ sắp xếp lịch nghỉ ngơi của con hơn.
Đắp chăn cho bé khi nhiệt độ phòng quá lạnh:
Nhiệt độ phòng nóng quá/lạnh quá sẽ làm bé khó chịu, bé cần nằm trên nệm gối vải cotton thoáng khí để nghỉ ngơi nếu phòng quá nóng. Ngược lại, đắp chăn mỏng cho bé nếu bé quá lạnh.
Trải nệm nằm trên sàn khi phòng bệnh quá tải:
Khi phòng bệnh quá tải, nhiều bé phải nằm chung giường, nhiều phụ huynh quyết định cho con nằm đất, hoặc hành lang để cách ly trẻ xa nhau để bớt tình trạng lây nhiễm chéo. Lúc này, 1 chiếc nệm gối sẽ rất cần thiết để con nằm thoải mái trên sàn nhà.
Nằm riêng chăn gối nệm tránh bệnh truyền nhiễm:
Đối với các bệnh dễ truyền nhiễm như tay chân miệng,…phụ huynh càng cần thay nệm gối thường xuyên cho bé để đảm bảo vệ sinh. (Xem thêm dấu hiệu bệnh tay chân miệng tại đây)
Trẻ nằm 1 tư thế quá lâu sẽ nhức mỏi:
Đối với những trẻ bị vấn đề về xương khớp, gãy tay/chân, bó bột, phụ huynh cần chú ý kê chăn, gối sao cho bé có tư thế nằm thoải mái nhất. Khi trẻ nằm 1 tư thế quá lâu, mẹ nhớ bóp tay chân, đổi tư thế và kê lại gối cho bé dễ chịu hơn.
Ngoài ra, phụ huynh hãy bình tĩnh khi bé cần nhập viện, viết ra danh sách cần chuẩn bị:
- Sữa, bánh, một vài loại bánh kẹo bé yêu thích
- Ly, muỗng nhỏ và bình nước để bé uống thuốc, uống nước tráng miệng.
- Quần áo, tã (bỉm) cho bé, có thể mang thêm 1-2 đôi vớ (tất), khăn mặt (tốt nhất là khăn sữa dễ giặt, nhanh khô)
- Sữa tắm, dầu gội đầu cho mẹ và bé.
- Khăn giấy ướt và khăn giấy khô.
- Các loại thuốc và đơn thuốc bé đang điều trị và sổ tiêm ngừa để bác sĩ xem xét.
- Hồ sơ bệnh án, phim chụp, kết quả xét nghiệm (cả ở các bệnh viện khác nếu có)
- Mang theo Giấy khai sinh (nếu bé dưới 6 tháng tuổi), Thẻ bảo hiểm Y tế của bé. (Thường bé dưới 6 tuổi sẽ được miễn phí hoàn toàn)
- Một ít tiền mặt để đóng tạm ứng hoặc mua thuốc, đồ dùng sinh hoạt phát sinh.
- Đồ chơi hoặc thú nhồi bông giúp bé vui chơi trong quá trình điều trị (không mang theo đồ chơi gây tiếng ồn tránh ảnh hưởng đến các em bé khác)
- Sách, truyện tranh (bé lớn có thể tự đọc, bé nhỏ thì ba mẹ đọc cho con nghe)
- Một chiếc quạt giấy hoặc áo lạnh, mền nhỏ nếu con nóng lạnh thất thường.
- Sạc điện thoại/sạc dự phòng để liên lạc với người thân
- Không mang theo vật dụng, tư trang quý giá hoặc quá nhiều tiền mặt.
- Và dĩ nhiên, 1 bộ chăn gối nệm cá nhân là rất cần thiết cho con, nệm gối có thể gửi về giặt máy trong ngày để thay đổi cho sạch sẽ.
Mách nhỏ: Mẹ có thể mang theo bộ Chăn gối nệm ở Trường cho con nếu không đặt mua kịp. Trường học thường trang bị bộ chăn gối nệm rất nhỏ gọn và tiện dụng. Tham khảo các mẫu tại đây.
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ trong khung bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ nemchobe.com
Phạm Thu Hằng
0983.882210