DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM #5

0
1198
Bệnh tay chân miệng (HFMD)

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFMD: Hand – Food – Mouth – Disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em do virus gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa và dễ phát triển thành dịch tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng là bệnh thông thường ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng (HFMD)

Ai có thể mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

 

Những biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng như thế nào?

Sốt nhẹ, chán ăn mệt mỏi, đau họng xuất hiện bọng (bóng) nước. Ban đầu là những chấm đỏ sau thành bọng bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Thường thấy ở da trong miệng và có những đặc điểm sau:

  • Ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và cẳng chân của trẻ.
  • Ở trong miệng, thường thấy ở lưỡi, lợi và mặt trong của má. Trẻ đau miệng, kém ăn.

Trẻ có thể lui bệnh trẻ hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày nhưng cũng có thể có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn… dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ban đầu là những chấm đỏ sau thành bọng bóng nước và vỡ ra thành vết loét

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây truyền như thế nào?

Khả năng lây bệnh cao nhất trong một tuần đầu của bệnh. Bệnh dễ lây nhiễm và lây từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh. Qua tiếp xúc trực tiếp với phân dịch mũi họng. Bọng nước bị vỡ của trẻ bệnh hoặc qua tiếp xúc với đồ chơi thì các bàn ghế bị nhiễm mầm bệnh.

 

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Đối với trẻ đi học thì không dùng chung đô cá nhân như gối, nệm, khăn, chén muỗng ăn cơm,..Mỗi bé 1 chiếc nệm gối riêng sẽ hạn chế được những bệnh lây nhiễm.
  • Thường xuyên rửa tay cho mình và cho trẻ bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường với nước sạch. (Nên rửa tay trước khi đón trẻ, tiếp xúc với trẻ. Và dạy con rửa tay khi ra về, khi chơi trong khuôn viên trường.)
  • Thu gom và xử lý phân chất thải của trẻ đúng cách
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm, cho trẻ ăn chín uống chin. Dùng riêng thìa bát cho trẻ.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Xử trí đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh: Khi thấy trẻ sốt và có bong bóng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc bên trong miệng cần cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không được để trẻ vẫn tiếp xúc với các trẻ khác. Hạn chế ôm hôn trẻ. Cho trẻ ăn uống đủ chất đảm bảo vệ sinh. Không làm vỡ các bong bóng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan.

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có diễn biến nhẹ, có thể chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình, nhưng nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao.
  • Thở bất thường.
  • Quấy khóc liên tục.
  • Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà.
  • Giật mình, hốt hoảng, chới với.
  • Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng.
  • Run tay, chân hoặc co giật.
  • Vã mồ hôi.
  • Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Yếu tay chân.
  • Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái.

 

Nếu có những dấu hiệu trên, trẻ phải được phát hiện và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong…

 

Phạm Thu Hằng

Tổng hợp & Biên soạn

Theo  BV Nhi Đồng Thành phố.

Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ trong khung bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ nemchobe.com

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here